1. Các lĩnh vực hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:

– Tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

– Tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy;

– Tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;

– Tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;

– Chỉ huy trưởng thi công PCCC (về phòng cháy và chữa cháy).

  1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Khoản 3, Điều 47 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP)
STT Chứng chỉ

hành nghề

Yêu cầu về văn bằng,

chứng chỉ

Thời gian

kinh nghiệm

Số lượng công trình đã tham gia thiết kế về PCCC
1 Tư vấn thiết kế về PCCC Bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành PCCC; hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn, kèm theo chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC Có tối thiểu 05 năm tham gia thiết kế về PCCC Thiết kế về PCCC tối thiểu 05 công trình
2 Tư vấn thẩm định về PCCC Bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành PCCC; hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn, kèm theo chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC Có tối thiểu 05 năm tham gia thẩm định về PCCC Thiết kế về PCCC tối thiểu 05 công trình
3 Tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC Bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành PCCC; hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn, kèm theo chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC Có tối thiểu 05 năm tham gia kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC Thiết kế về PCCC tối thiểu 05 công trình
4 Tư vấn giám sát về PCCC – Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành PCCC trở lên; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn, kèm theo chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC;

– Giấy chứng nhận (hoặc chứng chỉ) đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.

Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công hoặc giám sát thi công, lắp đặt hệ thống PCCC Không yêu cầu
5 Bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về PCCC Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành PCCC trở lên; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn, kèm theo chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống PCCC Không yêu cầu
  1. Trình tự thực hiện

– Bước 1. Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC theo quy định của pháp luật.

– Bước 2. Nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), địa chỉ: số 2A Đinh Lễ, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo.

Thời gian nộp hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).

– Bước 3: Nhận phiếu biên nhận hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần.

– Bước 4. Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân đến Cục Cảnh sát PCCC và CNCH để nhận kết quả.

Lưu ý: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC (Mẫu PC23 -TT 66/2014/TT-BCA).

Lưu ý:

+ Ngoài việc phải điền đầy đủ thông tin theo mẫu, cá nhân phải ghi rõ đề nghị cấp mới hoặc đổi hoặc cấp lại chứng chỉ, đồng thời phải ghi rõ lĩnh vực hành nghề cụ thể (ví dụ: Nếu đề nghị cấp mới chứng chỉ để hành nghề tư vấn thiết kế thì trong đơn phải ghi rõ đề nghị cấp chứng chỉ tư vấn thiết kế về PCCC, không ghi chung chung là đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC).

+ Thời gian đã tham gia hoạt động về PCCC được tính là tổng thời gian cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ chính thức tham gia hoạt động về PCCC (đối với cá nhân đã tham gia công chức nhà nước được tính bằng tổng thời gian mà người đó làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về PCCC).

– Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề về PCCC (kèm theo Mẫu PC23- TT 66/2014/TT-BCA).

Lưu ý:

+ Đối với cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ gồm nhiều lĩnh vực hành nghề tư vấn về PCCC thì đối với từng lĩnh vực hành nghề phải ghi rõ số lượng năm kinh nghiệm và số lượng công trình đã tham gia đối với từng lĩnh vực đó (ví dụ: Nếu xin cấp chứng chỉ tư vấn thiết kế và bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về PCCC thì trong bảng khai kinh nghiệm phải ghi rõ số lượng năm kinh nghiệm và số lượng công trình đã tham gia thiết kế về PCCC; số lượng năm kinh nghiệm và số lượng công trình đã tham gia thi công, lắp đặt hệ thống PCCC).

+ Bản khai kinh nghiệm phải có chữ ký, dấu xác nhận của doanh nghiệp, công ty nơi cá nhân đang tham gia hành nghề tư vấn về PCCC.

+ Kèm theo bản khai kinh nghiệm là các văn bản chứng minh việc tham gia hành nghề tư vấn như: hợp đồng thuê khoán chuyên môn với từng công trình hoặc các bản vẽ thiết kế có ký tên của người thiết kế hoặc chủ trì thiết kế…

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC.

– 01 ảnh màu cỡ 3×4 cm.

Lưu ý: Đối với trường hợp cá nhân đã được cấp chứng chỉ về PCCC không phải do Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cấp thì phải làm thủ tục để được cấp đổi chứng chỉ về PCCC. Hồ sơ đề nghị cấp đổi, gồm: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC, kèm theo bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ; chứng chỉ cũ đã được cấp. Trong trường hợp này, cá nhân không cần nộp các văn bản chứng minh việc tham gia hành nghề tư vấn đối với lĩnh vực hành nghề đã được cấp chứng chỉ trước đó.

Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.

  1. Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  2. Lệ phí: Không.
  3. Mẫu đơn, tờ khai:

Nguồn: (http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/124/id/8325/language/vi-VN/Default.aspx)

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply