Qua nhiều năm kinh nghiệm và phát triển, cùng với đội ngũ nhân viên, kỹ sư trình độ, lành nghề, làm việc chuyên nghiệp, COHUCO đã được công nhận là một trong các công ty hàng đầu trong việc triển khai các dự án về điện nước, đặc biệt là về thi công hệ thống điện nhà máy may.

Để dễ hình dung, phần dưới đây chúng tôi sẽ minh họa bằng một kỹ thuật thi công hệ thống điện của nhà máy may.

Khi thi công hệ thống điện nhà máy nói chung và hệ thống điện của xưởng may nói riêng, trước tiên phải tiến hành khảo sát. Phải xác định vị trí đặt máy khu vục hoàn thành, khu vực cắt sao cho thuận tiện nhất cho nhu cầu sản xuất. Những xưởng may thường bố trí như sau: kho chứa vải – khu vực bàn cắt – chuyền may – khu vục ủi – khu vực kiểm hàng – đóng gói.

Nhà máy may JTEX VINA

Phần điện động lực chính.
Được đi trên máng cáp hoặc thang cáp, đi từ tủ nguồn điện chính tới những tủ điện nhánh (như tủ động lực cấp nguồn cho máy may, máy nén khí, tủ cấp nguồn chiếu sáng). Những tủ điện phải được bố trí ở những vị trí thuận tiện để dễ dàng cho việc điều khiển cũng như bảo trì sau này.
Phần cấp nguồn cho máy may

Có hai cách để lựa chọn, hoặc là đi dây trên máng đèn, hoặc đi dây dưới bàn may, tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư.

Đi dây trên máng đèn: những ổ cắm được gắn ngay trên máng, cấp nguồn cho từng máy, khoảng cách giữa các ổ cắm thông thường là 1,4m. Phương pháp đi dây trên máng sẽ giảm chi phí cho chủ đầu tư, dễ thi công cho nhà thầu nhưng lại không mang yếu tố thẩm mỹ. Vì dây máy may kéo từ dưới máy lên cắm vào ổ cắm trên máng trông rất nhiều dây, gây cảm giác không thông thoáng.

Nhà máy may MAY  MẶC D&C

Đi dây dưới bàn máy: yếu tố thẩm mỹ cao, vì không nhìn thấy dây điện của máy may. Phía dưới mỗi bàn may là một ổ cắm, thuận tiện cho thao tác tắt/mở. Nhưng bù lại, chi phí sẽ cao hơn đi dây trên máng đèn, vì không tận dụng được phần máng như trên, mà phải thi công đường máng mới phía dưới để đi dây điện.

Số lượng ổ cắm cần phụ thuộc vào chuyền may dài hay ngắn để thiết kế, lắp đặt dường dây sao cho phù hợp và đủ tải. Nguồn điện được lấy từ tủ động lực, tủ lắp riêng cho chuyền đó và khi nguồn điện đi tới đầu chuyền cần gắn thêm một MCB để thuận tiện cho việc tắt/mở và khi có sự cố bất ngờ.
Phần chiếu sáng

Bố trí khoảng cách của đèn tùy thuộc vào từng khu vực chuyền may, bàn cắt, kiểm hàng, đóng gói…
Độ cao của máng đèn được gắn đồng nhất, không phân biệt khu vực. Thông thường độ cao khoảng 2,1 – 2,3m.

Ở chuyền may, mỗi đèn cách nhau khoảng 1.4m, máng đèn nên được gắn dọc theo chuyền may và lệch về bên trái mũi kim khoảng 30cm để ánh sang không che khuất mũi kim. Sở dĩ như vậy vì đây là kinh nghiệm của COHUCO chúng tôi đúc kết được trong quá trình thi công hệ thống điện nhà máy. Độ sáng cho chuyền may phải đạt từ 750 Lux màu sáng nên chọn màu 6200K là thích hợp nhất.

Phần lựa chọn đèn chiếu sáng
Phần này phụ thuộc vào chủ đầu tư, chúng tôi thường tư vấn chọn đèn Huỳnh quang T10 –T8 hoặc T5. Gần đây, nhiều nhà xưởng còn đầu tư sử dụng hệ thống đèn LED, tuy chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng bù lại, chúng có tuổi thọ lâu dài và rất tiết kiệm điện.

Với phương châm đặt chất lượng công trình lên hàng đầu, chúng tôi, nhà thầu điện COHUCO luôn cam kết cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất và những giải pháp tiên tiến nhất cho quý khách hàng.

Xin vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CÔNG HÙNG
Trụ sở chính: 102/5 TTN1 – Tân Thời Nhất – Quận 12 -Tp.HCM
Điện thoại: 0918 256 001 – 0988 531 246
Email: conghungpc@gmail.com

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply