biện pháp chống sét

Với tất cả sự nỗ lực hết mình, Công Hùng đang tiến hành xây dựng thương hiệu dựa trên nền tảng phục vụ sự hài lòng của Quý khách hàng, nỗ lực nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ cùng nguồn nhân lực tối đa, đáp ứng mọi nhu cầu của tất cả các công trình với nhiều hàng mục về điện nước, hệ thống chống sét, hệ thống PCCC…

Qua các bài viết giới thiệu về thi công lắp đặt hệ thống chống sét chuyên nghiệp, COHUCO muốn giới thiệu đến bạn đọc về biện pháp lắp đặt thi công hệ thống điện nặng và chống sét. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu các bạn có nhu cầu cần tư vấn xin vui lòng liên hệ để được chúng tôi tư vấn hỗ trợ.biện pháp chống sét

1. Tiêu chuẩn áp dụng

+ TCXD 25 : 1991 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế.

+ TCXD 27 : 1991 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế.

2. Các giải pháp thi công điện :

3. Máy móc và thiết bị thi công :

– Máy khoan đục bê tông, máy hàn điện, máy hàn nhiệt.

– Máy khoét bê tông chuyên dụng.

– Máy khoan sắt, khoan bàn, khoan tay.

– Máy cắt sắt, máy cắt bàn, máy cắt tay…

– Máy hàn điện, máy hàn tích, máy hàn ống nhiệt..

– Máy định vị cao độ( Thủy bình).

– Máy cưa sắt, cưa sắt tay, kéo cắt ống.

– Cà lê, mỏ lết, kìm, tô vít, búa, đục….

– Thước vuông, thước kéo, …

– Giàn giáo và các thang chữ A.

– Máy đo điện trở đất, đo điện trở cách điện, …

– Cuốc, xẻng, xà ben,

– Sàn thao tác tự hành thi công bên ngoài nhà.

4. Vật tư, vật liệu điện :

– Các tủ điện hạ thế và tủ điện điều khiển.

– Các loại dây dẫn kèm phụ kiện.

– Các loại thang, máng điện, ống luồn dây kèm phụ kiện giá đỡ, ….

– Đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc, …

Vật tư và các thiết bị thi công được các kỹ sư lập kế hoạch chi tiết chuyển về công trường để thi công theo đúng tiến độ của công trình.

Vật tư thi công trên công trường phải theo hồ sơ phê duyệt vật liệu của Ban quản lý dự án.

Khi chuyển vật tư, thiết bị về công trường, Nhà thầu sẽ mời Ban QLDA và Tư vấn giám sát nghiệm thu vật tư trước khi thi công.

5. Biện pháp thi công hệ thống điện :

6. Lắp đặt tủ điện :

6.1.Vật liệu :

– Đệ trình catalogue sản phẩm tủ điện.

– Đệ trình bản vẽ thi công chi tiết bố trí các tủ điện tại phòng kỹ thuật điện, các bản vẽ đấu nối, các sơ đồ nguyên lý của tủ điện.

– Tủ điện để lắp đặt phải phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật, lắp đặt theo bản vẽ thi công và được sự phê duyệt của chủ đầu tư.

6.2. Công tác chuẩn bị :

– Chuẩn bị đầy đủ các vật tư và dụng cụ thi công.

– Công việc lắp đặt tủ điện chỉ được thực hiện khi phòng kỹ thuật điện đã hoàn tất, lau chùi vệ sinh sạch sẽ, và kế hoạch lắp đặt đã được phê duyệt.

– Kiểm tra sự phù hợp theo catalogue và đơn đặt hàng của tủ điện khi nó được vận chuyển đến công trường.

6.3.Biện pháp lắp đặt :

– Đánh dấu vị trí lắp đặt tủ điện bằng mực phát quang hoặc bằng loại mực có màu sắc tương phản với màu sắc của tường, nhà tại vị trí lắp.

– Đổ bệ móng cho các tủ điện đặt trên sàn.

– Vận chuyển tủ điện đến nơi lắp đặt bằng các phương pháp thích hợp, như:

+ Đối với tủ điện đặt trên sàn, dùng các phương tiện như con lăn, thanh ray, xe cần cẩu, xe nâng, ….

+ Đối với tủ điện loại treo tường, thường có kích thước nhỏ và trọng lượng bé nên có thể dùng xe nâng, giá đỡ, sức người, ….để lắp đặt vào đúng vị trí.

– Sau khi lắp đặt dùng máy hút bụi vệ sinh tủ. Kiểm tra cách điện, kiểm tra các mạch điều khiển, kiểm tra sơ đồ nguyên lý tủ để đảm bảo đóng điện an toàn. Có biện pháp bao che tủ điện lại để chống bụi bẩn và các va chạm cơ học.

– Tiến hành đấu nối các dây động lực, dây điều khiển vào tủ. Bó dây lại sao cho gọn gàng và đảm bảo mỹ quan.

Cung cấp các bản vẽ hoàn công, các tài liệu liên quan, hướng dẫn và bàn giao các tài liệu vận hành cho chủ đầu tư.

7. Lắp đặt hệ thống máng, Thang cáp :

7.1. Vật liệu :

-Đệ trình catalogue sản phẩm máng cáp,Thang cáp và các phụ kiện dùng để lắp đặt.

-Đệ trình bản vẽ thi công chi tiết: bao gồm đường đi, kích thước, cao độ, các mặt cắt, mặt dựng, và các bản vẽ chi tiết khác cần thiết cho việc thi công.

– Máng cáp, Thang cáp để lắp đặt phải phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật và được sư phê duyệt của chủ đầu tư.

7.2.Công tác chuẩn bị :

– Chuẩn bị các máy móc và dụng cụ thi công như: giàn giáo, thang chữ A, khoan, cưa, máy cắt, thước đo, thiết bị lấy dấu, …..

– Lắp đặt giàn giáo và các thang chữ A để làm việc trên cao.

– Giàn giáo và các thang chữ A phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công nhân, nhằm phóng tránh những tai nạn xảy ra khi làm việc.

– Căng dây lấy dấu để định tuyến đường đi cho thang, máng cáp.

– Xác định vị trí chính xác, lấy dấu để tiến hành khoan lỗ và đóng các tắc-kê lên sàn hoặc vách cho chính xác.

7.3.Biện pháp lắp đặt :

7.3.1. Lắp đặt giá đỡ cho hệ thống máng cáp, Thang cáp :

– Tiến hành lắp đặt giá đỡ cho các tuyến máng cáp, Thang cáp. Tiêu chuẩn để lắp đặt giá đỡ sẽ phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế :

* Giá đỡ cho máng cáp, Thang cáp trên vách bê tông

Đối với các giá đỡ gắn trên tường, vách bê tông, lắp đặt theo bảng sa

7.3.2.Lắp đặt máng cáp, Thang cáp :

– Sau khi lắp đặt xong hệ thống giá đỡ. Tiến hành lắp đặt và kết nối các tuyến máng cáp, Thang cáp lại với nhau.

– Tiến hành lắp đặt các fitting.

– Kết nối các tuyến máng cáp, Thang cáp với các tủ điện.

– Tại các mối nối của thang, máng cáp. Sử dụng các dây đồng để liên kết điện.

– Sau khi lắp đặt xong tiến hành vệ sinh sạch sẽ để tiện cho việc đi dây sau này.

– Cung cấp các bản vẽ hoàn công cho chủ đầu tư.

8. Lắp đặt hệ thống ống điện âm và nổi :

8.1. Vật liệu :

– Đệ trình catalogue sản phẩm ống và các phụ kiện dùng để lắp đặt.

– Đệ trình bản vẽ thi công chi tiết: bao gồm đường đi, kích thước, cao độ, các mặt cắt, mặt dựng, và các bản vẽ chi tiết khác cần thiết cho việc thi công.

– Vật liệu để thi công phải phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật và được sự phê duyệt của chủ đầu tư.

8.2. Biện pháp lắp đặt :

8.2.1.Ống âm trong tường bê tông :

– Chuẩn bị dụng cụ và vật tư như ống PVC, hộp nối, vật tư phụ, lò xo bẻ ống, …

– Đường đi của tuyến ống âm phải được xác định chính xác theo vị trí công tắc đèn, nút nhấn điều khiển chiếu sáng, ổ cắm, … và phải theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt.

– Sau khi khung sắt bên xây dựng được lắp xong. Tiến hành đặt ống và cố định chúng vào khung sắt. Chèn thêm khung sắt phụ khi cần thiết.

– Tuyến ống âm phải được giữ chặt bằng dây thép để chúng khỏi bị dịch chuyển trong suốt quá trình đổ bê tông, đặt dây mồi bịt kín 2 đầu và dùng keo dán cố định các vị trí nối ống

– Hộp âm phải được lắp đầy bằng bột tổng hợp (hoặc mốp xốp), và dán băng keo kín bề mặt để ngăn ngừa bê tông lọt vào bên trong hộp.

– Hộp box cho công tắc và ổ cắm phải được giữ chặt đúng vị trí bằng dây thép vào khung sắt sao cho mặt trước của hộp box tiếp xúc với ván khuôn.

– Sau khi lắp xong, kiểm tra lại thêm một lần nữa để bên xây dựng tiến hành lắp ván khuôn.

8.2.2.Ống âm trong tường gạch :

– Chuẩn bị dụng cụ và vật tư như ống PVC, hộp nối, máy cắt, lò xo bẻ ống, vật tư phụ, …

– Đánh dấu vị trí công tắc, ổ cắm, … trên tường gạch theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt.

– Đánh dấu đường đi của tuyến ống trên tường với 2 đường đánh dấu theo kích thước ống. Dùng máy cắt để cắt tường gạch theo các đường đã đánh dấu. Sau đó tiến hành lắp tuyến ống âm, sử dụng kẹp, đinh và dây buộc cố định vào tường.

– Hộp âm phải được lắp đầy bằng bột tổng hợp (hoặc mốp xốp), và dán băng keo kín bề mặt để ngăn ngừa vữa hồ lọt vào bên trong hộp.

– Sau khi lắp xong tuyến ống âm, dùng vữa hồ để trám lại.

– Khi lắp đặt nhiều tuyến ống song song phải có khoảng cách giữa các ống (=1/2 đường kính ống) để đảm bảo bê tông, vữa chèn kín ống đảm bảo chắc chắn.

8.2.3. Lắp đặt ống nổi loại ống cứng pvc:

– Chuẩn bị các máy móc và dụng cụ thi công như: giàn giáo, thang chữ A, khoan, cưa, máy cắt, thước đo, thiết bị lấy dấu, …..

– Lắp đặt giàn giáo và các thang chữ A để làm việc trên cao.

– Đường đi của tuyến ống nổi sẽ tuân theo bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt.

– Sau khi được bàn giao mặt bằng. Đánh dấu đường đi của tuyến ống nổi.

– Tiến hành lắp đặt tuyến ống 1 cách thẳng hàng, không đi cong. Tại những chổ rẽ 90 độ, dùng box trung gian để kết nối.

– Sử dụng các kẹp ống (saddle), để cố định tuyến ống lại.

8.2.4. Lắp đặt ống nổi loại ống đàn hồi flexible pvc :

Dựa và kinh nghiệm thi công nhiều năm của nhà thầu và năng lực kỹ thuật và máy móc thi công.Nhà thầu xin đệ trình lên Chủ Đầu Tư các phương án thi công.

Phương án 2 :
Đi ống trực tiếp trên mặt trần thạch cao và được cố định ống vào các thanh ty ren trên trần bằng những dây thít, các đường buông xuống công tắc ổ cắm ống được đi chìm trong tường được đi bằng ống cứng pvc, đi chìm trong tường và đi vọt qua trần tối tiểu là 100mm, sau đó được kết nối giữa ống mèm và ống cứng bằng một mang xông nối ống.

9. Lắp đặt đèn, công tắc, ổ cắm :
9.1.Vật liệu :
– Đệ trình catalogue sản phẩm đèn, công tắc, ổ cắm.
– Đệ trình bản vẽ thi công chi tiết: bao gồm mặt bằng, kích thước, cao độ, các mặt cắt, mặt dựng, và các bản vẽ chi tiết khác cần thiết cho việc thi công.
– Thiết bị để lắp đặt phải phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật và được sư phê duyệt của chủ đầu tư.
9.2.Công tác chuẩn bị :
– Chuẩn bị các máy móc và dụng cụ thi công như: giàn giáo, thang chữ A, khoan, cưa, máy cắt, thước đo, thiết bị lấy dấu, …..
– Lắp đặt giàn giáo và các thang chữ A để làm việc trên cao.
– Giàn giáo và các thang chữ A phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công nhân, nhằm phóng tránh những tai nạn xảy ra khi làm việc.
9.3.Biện pháp lắp đặt :
– Sau khi hệ thống máng cáp, Thang cáp, ống điện đã hoàn tất. Tiến hành kéo dây điện cho các thiết bị đèn, công tắc, ổ cắm.
– Tiến hành lắp đặt và kết nối dây điện cho từng thiết bị này.
– Cung cấp các bản vẽ hoàn công và hướng dẫn vận hành cho chủ đầu tư.
10. biện pháp thi công lắp đặt Busway:
– Căn cứ bản vẽ lắp đặt, nhà thầu xác định chuẩn vị trí thi công trục đứng Busway động lực cho các căn hộ, xác định chiều dài các thanh Busway cho phù hợp với thực tế độ cao các tầng.
– Khi sản phẩm Busway nhập về đều phải đảm bảo mới hoàn toàn với đầy đủ các chứng chỉ kiểm tra chất lượng mặt hàng của nhà máy. Trong các bước vận chuyển, lắp đặt phải tránh va đập, tác động cơ học (vặn, xoắn) vì vậy việc kiểm tra trước và sau khi lắp đặt là bắt buộc để loại bỏ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn .
– Trước tiên định vị đánh dấu vị trí thiết kế Busway, thả quả rọi từ trên xuống xác định vị trí các giá treo, khớp đỡ thanh Busway. Khi các giá treo, khớp đỡ đã được bắt chắc chắn ta bắt đầu lắp đặt các thanh Busway từ dưới lên trên, bảo đảm thẳng đứng, ko bị vặn xoắn hay biến dạng cơ học. Mối nối giữa các thanh Busway nghiêng trục cho phép +/- 5 độ so với trục chính
– khi lắp đặt và phải đảm bảo chắc chắn, siết chặt bằng bulon 2 đầu, khi siết vào chỉ cần siết 1 đầu tới khi ốc trên văng ra là đủ chặt (800-1000KgN/cm2) hoặc 68N .
– Các tủ lấy điện ở tầng phải có khóa cơ khí kết nối liên động với cửa tủ luôn ở vị trí “ON” không chấp nhận tháo rời tủ khi hệ thống đang duy trì, vỏ tủ được nối đất khi gắn lên thanh dẫn. Busway được lắp đặt ở vị trí môi trường khô ráo không có hệ thống ống nước, các vị trí nối giữa các đốt phải đảm bảo không bị các vật dẫn điện làm ngắn mạch.
– Vật liệu cách điện dùng epoxy sau khi lắp đặt thì độ cách điện đạt 20-50 Mega Om
– Sau khi lắp đặt xong ta sẽ triển khai kiểm tra độ dẫn điện và cách điện của từng đốt Busway mới được phép chạy thử và đưa vào sử dụng .
– Công tác thi công hệ thống Busway và tủ điện các tầng sẽ được thi công theo đúng hướng dẫn của nhà gia công.biện pháp chống sét111.Phương án thi công tiếp đất, chống sét:
1. Thi công hệ thống tiếp đất đ­ược thực hiện với trình tự:
– Đào các hệ thống hố rãnh của hệ thống tiếp đất với định dạng và kích cỡ như­ trong bản vẽ mặt bằng bố trí các hệ thống tiếp đất và bản vẽ chi tiết hệ thống tiếp đất. L­ưu ý không ảnh hư­ởng tới kết cấu móng nhà.
– Đóng cọc tiếp đất, rải băng đồng tiếp đất, hàn bằng hàn hóa nhiệt nối hệ thống tiếp đất nh­ư đă chỉ định rõ trong thi công .
– Sau khi hàn nối cọc xong, nhà thầu ngay lập tức cho đo kiểm tra điện trở tiếp đất của hệ thống cọc tiếp đất. Nếu điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp địa chống sét đo đư­ợc bé hơn 10 Ω thì công tác lắp đặt hệ thống tiếp đất đ­ược coi là hoàn thành . Nếu điện trở tiếp đất chưa đạt thi phải khắc phục có thể pha trộn, rải hoá chất giảm điện trở đất. Rải hoá chất GEM giảm điện trở sau 2 ngày thì nhà thầu sẽ thi công đo kiểm tra lại điện trở tiếp địa, nếu kết quả đo được là khả quan thì kết thúc giai đoạn làm tiếp đất. Nếu vẫn ch­ưa đạt tiêu chuẩn, nhà thầu sẽ đệ trình lên t­ư vấn giám sát và chủ đầu tư bổ sung các biện pháp tiếp đất khác như­ đóng thêm cọc hoặc làm giếng tiếp địa và tiếp đất bản đồng .
– Cuối cùng là công tác san lấp hoàn trả mặt bằng thi công.

2. Thi công hệ thống thu sét:
– Tiến hành lắp đặt đế chân trụ đỡ kim,đế chân trụ đỡ phải đảm bảo khoan bắt vững chắc,giây neo tăng đơ phải đảm bảo đủ độ căng bắt 3 phía đều góc 120°.
– Nối kim thu sét với chân trụ đỡ phải siết ốc chặt.
– Tiến hành rải dây thu sét đồng trần 70mm² từ mái xuống bãi tiếp địa ở tầng hầm.
– Khi thi công rải cáp phải dùng vân thăng tự hành ( vì cáp đi ở vành ngoài tòa nhà ) để cố định tuyến cáp từ mái xuống tầng hầm,công nhân thi công phải thắt dây an toàn.
– Dùng đai siết cáp cố định dây đồng với trụ đỡ kim.
– Sau khi rải cáp xong ta tiến hành đấu nối.1 sợi đấu nối vào kim thu sét,1 sợi đấu nối vào vỏ của trụ đỡ kim.Và đấu nối với bãi tiếp địa ở tầng hầm.
Kiểm tra hoàn thiện hệ thống.

Quý khách nếu đang có nhu cầu cần báo giá thi công hệ thống chống sét trọn gói xin vui lòng liên hệ – 0918 256 001 – Mr. Hùng

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply