Việc thi công lắp đặt chống sét cho trạm BTS sử dụng bộ chống sét là vô cùng quan trọng vì nó giúp bảo vệ toàn bộ các thiết bị trong trạm khỏi bị đoản mạch, ngắn mạch do sét gây ra.

Vậy bạn đã biết cách thi công lắp đặt thế nào cho hiệu quả chưa? Hãy cùng công ty Cohuco tham khảo cách lắp đặt bộ chống sét cho trạm BTS an toàn hiệu quả và chính xác nhất.
Bài viết hữu ích:
Có hai vị trí lắp đặt bộ chống sét cho trạm BTS là ngoài phòng thiết bị và trong phòng thiết bị.
1. Ngoài phòng thiết bị:

Đối với trạm dùng cột tự đứng hoặc cột dây níu:
– Dây thoát sét từ kim thu sét phải được nối trực tiếp thẳng xuống bãi đất, phải kiểm tra thật kỹ tiếp xúc giữa kim thu sét và dây thoát sét. Đảm bảo rằng dây thoát sét không bị đi ngược lên và phải được cố định vào thân cột (mỗi 2m một lần). Ngoài ra, còn phải đảm bảo tách biệt dây thoát sét với feeder, cáp RF (nên bố trí đi dây thoát sét đối diện với thang cáp đi feeder, cáp RF)

– Để đảm bảo an toàn cho hệ thống, feeder phải được tiếp đất ít nhất 3 điểm
  • Điểm thứ nhất: tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và feeder trên cột khoảng 0,3m đến 0,6m
  • Điểm thứ hai: tại vị trí trước khi feeder uốn cong ở chân cột cách chỗ uốn cong khoảng 0,3m
  • Điểm thứ ba: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm, nếu lỗ cáp nhập trạm và bảng đất ngoài phòng thiết bị gần nhau thì không cần phải dùng thanh đất mà nối trực tiếp dây tiếp đất cho feeder vào bảng đất này
Lưu ý: Lắp vị trí thanh đất và điểm làm tiếp đất cho feeder thật linh động sao cho dây tiếp đất cho feeder phải đi thẳng xuống, hạn chế tối đa bị uốn cong

– Cả ba thanh đồng tiếp đất, chống sét cho feeder nêu trên phải nối vào bảng đồng tiếp đất trước lỗ cáp nhập trạm và được nối xuống cọc đất như sau:

+ Nếu chiều cao của cột anten < khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm thì dùng dây đồng trần nối trực tiếp xuống cọc đất (Đây là trường hợp hệ thống đất 3 dây)

+ Nếu chiều cao của cột anten > khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm thì sẽ nối chung vào dây đất trong nhà ở mức sàn (Đây là trường hợp hệ thống đất 2 dây)
Lưu ý: Phải làm thêm tiếp đất cho vỏ feeder khi chiều dài feeder lớn hơn > 20m

Đối với trạm dùng loại cột cóc (pole):

– Dây thoát sét của từng cột phải đi thẳng và nối với nhau tại 1 điểm dưới sàn sân thượng rồi nối thẳng trực tiếp xuống bãi đất, sao cho khi có sét đánh ở bất kỳ cột nào thì sét cũng được thoát xuống đất nhanh nhất.

– Feeder phải được làm tiếp đất tại ít nhất 2 điểm:

Điểm thứ nhất: tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và feeder khoảng 30-60 cm
Điểm thứ hai: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm

2. Trong phòng thiết bị:

– Dùng một dây đất nối từ bảng đất chung trong phòng thiết bị đi trực tiếp xuống cọc đất và cách li với phần chống sét bên ngoài phòng thiết bị.

– Tủ điện AC và ổn áp nối đất bằng một đường riêng. Tủ cắt lọc sét phải dùng một dây riêng, tách biệt với các dây khác.

– Vị trí bảng đất chung cho phòng thiết bị có thể đặt ở dưới lỗ cáp nhập trạm, hoặc dưới chân tường tuỳ theo điều kiện của từng trạm.
Lưu ý:

– Trong trường hợp cáp đi trên cột < 3m thì có thể dùng một thanh đồng tiếp đất cho phiđơ đặt ở đoạn giữa thân cột.
– Dây chống sét trực tiếp phải nối chắc chắn, tiếp xúc tốt với kim thu sét. Dây thoát sét luôn luôn phải theo nguyên tắc nối thẳng từ trên xuống để đảm bảo thoát sét xuống đất nhanh nhất.
– Tất cả phần tiếp đất chống sét bên ngoài phòng thiết bị phải đảm bảo được nối đất cách li với phần nối đất trong phòng máy.
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply