Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/s vì sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792 km/s.

Chống sét bằng cột thu lôi

Đây là phương pháp chống sét được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Nguyên lý chống sét của cột thu lôi là gắn thanh sắt nhọn hướng lên trời. Sau đó, dùng dây sắt phi 0,04 nối xuống đất, chôn sâu.

« Vùng bảo vệ » của cột thu lôi bằng hình nón có bán kính tính bằng đáy chiều cao của cột. Dựa vào đó, bạn hãy tính toán sao cho hợp lý và an toàn.

Ưu điểm của phương pháp  này là giá thành rẻ, lắp đặt đơn giản. Tuy nhiên, phạm vi bảo vệ hẹp, hiệu quả không phải tuyệt đối.

Chống sét bằng công nghệ tiêu tán mây điện tích

Đây là công nghệ chống sét hiện đại được ứng dụng ở nhiều nước phát triển. Khả năng bảo vệ, chống sét tuyệt đối. Tuy nhiên, giá thành lắp đặt cao, ít phù hợp.

Cấu tạo của hệ thống chống sét gồm các đầu phát ion dương bằng thép mạ đồng. Dây dẫn sét làm bằng đồng với tiêu chuẩn của tiết diện dây dẫn từ 50mm2 đến 75mm2 .

Cọc tiếp địa gồm nhiều cọc. Tùy vào diện tích nhà ở cần bảo vệ mà số cọc tiếp địa sẽ thay đổi. Khoảng cách giữa các cọc từ 80 cm – 1m.

Chống sét bằng công nghệ tiêu tán mây điện tích

Chống sét lưỡi liềm

Hệ thống chống sét này được phát triển bởi Công ty Treamer Internaional AG Để phát huy hiệu quả tối đa, hệ thống chống sét hoạt động theo nguyên lý : tích tụ điện áp và giải phóng năng lượng điện bằng lỗ thoát hồ quang.

Ưu điểm của hệ thống này là cấu tạo đơn giản, lắp đặt dễ dàng. Có thể sử dụng bảo vệ nhà ở dân dụng, hệ thống dây điện.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply